Quá trình phát triển Xuất khẩu lao động Việt Nam

Người lao động Việt Nam tại Đức năm 1985

Giai đoạn từ 1980 đến 1990

Số lượng người lao động Việt Nam đi làm ở Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Bungari từ 1980- 1990.[3]

Cuối những năm thập niên 70 và đầu 80, kinh tế Việt Nam trong tình cảm gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ, mô hình hợp tác xã không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất. Thêm vào đó là các khoản nợ sau chiến tranh cần phải trả và hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Namphía Bắc ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế. Do đó, chính quyền chủ trương đưa lao động ra làm việc tại các nước Xã hội chủ nghĩaLiên XôĐông Âu.[4]

Năm 1980, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức chủ yếu là hợp tác sử dụng lao động thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp ký kết. Trong giai đoạn này, gần 245.000 lao động và chuyên gia đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong nước được đưa đến 4 nước Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp KhắcBungari).[3] Bên cạnh đưa người đi lao động, Việt Nam cũng đã ký kết về hợp tác chuyên gia trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp với một số quốc gia châu Phi[4] (Libya, Angeri, Angola, Mozambique, Congo, Madagascar) với con số người đưa sang là 7.200 người; Trung Đông (Iraq) khoảng 18.000 người. Bên cạnh đó, gần 24.000 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đã chuyển sang lao động trong những năm thập niên 80. Tổng số lao động được đưa đi trong thời kì này gần 300.000 người.[3]

Theo thống kê của cơ quan chuyên trách, từ năm 1980 đến 1989, ngân sách nhà nước đã thu được khoảng 800 tỷ đồng và hơn 300 triệu USD, một khoản tiền lớn tại thời điểm lúc đó. Ngoài giảm bớt số người thất nghiệp trong nước; người lao động được tiếp cận với công nghệ mới và gửi về nước một khối lượng hàng hóa tiêu dùng khá lớn, giúp cải thiện cuộc sống gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ khó khăn.

Năm 1989, có nhiều biến động chính trị lớn xảy ra tại các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu và khủng hoảng kinh tế, chính trị tại nhiều nước châu Phi, dẫn đến phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận lao động từ Việt Nam. Sau khi nước Đức tái thống nhất vào năm 1990, những công nhân chưa hết hợp đồng được đền bù để trở về nước.[4]

Giai đoạn 1991 đến 2001

Lao động Việt Nam làm ở nước ngoài từ 1992 đến 2006 theo giới tính.[5]Lao động Việt Nam làm ở nước ngoài từ 1992 đến 2006 theo quốc gia.[5]

Tình hình và nhu cầu thực tiễn cùng với việc cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới dẫn đến những thay đổi về cơ chế hoạt động xuất khẩu lao động từ phía chính quyền. Ngày ngày 9 tháng 11 năm 1991, Nghị định về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời.[4] Cụ thể, các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng ký với nước ngoài. Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu. Số lao động đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm. Tổng lao động xuất khẩu trong giai đoạn này gần 160.000 người.[3]

Có sự thay đổi về thị trường trong giai đoạn này. Ban đầu, Việt Nam xuất khẩu công nhân xây dựng sang một số nước Trung Đông (chủ yếu là Iraq), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtKuwait. Năm 1992, Việt Nam ký các hợp đồng xuất khẩu thuyền viên với Đài Loan, Hàn Quốc.[4]

Giai đoạn 2001 đến nay


Số liệu nhân công Việt Nam ra nước ngoài[6]
NămSố ngườiSố quốc gia nhận
201280.32033
201388.15538
2014106.84029
2015119.53022
2016126.29628
Thị trường xuất khẩu năm 2011[7]
Địa điểmSố người
Đài Loan
34.998
Hàn Quốc
15.049
Malaysia
9.195
Nhật Bản
6.373
Ả Rập Xê Út
3.514
Lào
3.581
Campuchia
2.556
Macao
1.826
UAE
1.128
Cộng hòa Síp
0.792
Israel
0.327
Nga
0.301
Algérie
0.204
khác
1.631

Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước. Đến năm 2009 đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.[8]


Vào thời điểm năm 2011, xét về lượng tiếp nhận thì lao động Việt Nam nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó là Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Ả Rập Xê Út, Lào, Campuchia,...[7] Trong số đó lao động nữ chiếm gần 50%, chủ yếu làm trong ngành phục vụ cá nhân và xã hội và công nghiệp.[9]

Một số thị trường khác như Brunei, Singapore, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đang được mở rộng. Các quốc gia phát triển có thu nhập cao như Úc, Mỹ, Canada, Phần LanÝ cũng là mục tiêu xuất khẩu lao động Việt Nam hướng đến.[8]

Năm 2008, Hàn Quốc nhận thêm 12.000 lao động Việt Nam mới và tái tuyển dụng 6.000 lao động, tăng số lao động Việt Nam tại quốc gia này lên gần 50.000 lao động.[8] Đến năm 2011, Việt Nam có khoảng 60.000 lao động tại Hàn Quốc[10] và 85.650 tại Đài Loan - giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.[11]

Không giống với Đài Loan và Malaysia được xem là thị trường truyền thống ít đòi hỏi, Nhật Bản được đánh giá là thị trường có nhiều đòi hỏi cao. Tuy nhiên, theo những chính sách và chương trình hợp tác tạo nhiều thuận lợi, lượng tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật làm việc ngày càng tăng.[12] Với con số 35.000 tu nghiệp sinh theo thống kê năm 2011, Việt Nam đứng thứ 2 trong tổng số 14 nước có tu nghiệp sinh làm việc tại Nhật Bản (sau Trung Quốc). Chất lượng lao động cũng được tín nhiệm.[13]

Năm 2011, tổng số lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài theo số liệu từ Cục Quản lý Lao động Ngoài nước là 81.475 người.[7] Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu Lao động Việt Nam, con số này là 88.298 người.[14] Riêng số lao động Việt Nam đang có mặt tại bốn thị trường lớn nhất là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là hơn 200.000 người (40% tổng số lao động Việt Nam tại nước ngoài).[15]

Năm 2013 con số người Việt Nam lao động ở ngoại quốc tăng lên hơn 88.000, vượt con số chỉ tiêu của nhà nước. Đài Loan tiếp tục là nơi mướn nhiều người Việt nhất, chiếm hơn 46.000 người. Nhật Bản và Malaysia là hai quốc gia kế bảng hạng hai và hạng ba.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Xuất khẩu lao động Việt Nam http://apps.chron.com/disp/story.mpl/metropolitan/... http://www.rfavietnam.com/node/1106 http://www.state.gov/g/tip/rls/tiprpt/2006/67020.h... http://vietnam.iom.int/sites/default/files/IOM_Fil... http://tamnhin.net/Phapluat/9527/Nhung--van-de-bat... http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2010/12/3ba245df... http://vnexpress.net/gl/viec-lam/2008/12/3ba099aa/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2001/04/3b9aff26/ http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/11/nguoi-phu-n... http://web.archive.org/web/20050129040712/http://w...